Showing 1–20 of 36 results

chén thiên mục Tenmoku và chén trà men kiến trản Nhật Bản giá rẻ.

Chén thiên mục (Kiến Trản) là một loại chén có lớp men oxit kim loại được tráng lên phần xương gốm tử sa. Sau đó chén trà thiên mục được nung ở nhiệt độ cao (trên 1000 độ C). Tuỳ thuộc vào loại oxit kim loại mà khi nung lên sẽ cho ra sắc men khác nhau. Chén thiên mục tenmoku được các nhà sư Nhật đặt theo tên một ngọn núi ở Kiến Châu – Phúc Kiến.

Các loại men chén thiên mục.

Chén thiên mục được phân loại theo vẻ bề ngoài (là do loại oxit kim loại đem nung tạo ra).

– Du Tích (giọt dầu). Là loại chén thiên mục lốm đốm trắng hay nâu như những giọt dầu loang trên mặt nước. Đôi khi lại là những vệt dài như vết dầu hay vết sơn chảy. Loại men này là kết hợp của hàm lượng rất cao oxit nhôm, silica, kali và magiê.

– Thố Hào (lông thỏ). Loại chén thiên mục này có những vệt trắng rất mịn tựa như lông của con thỏ. Thực ra Thố Hào là một dạng biến thể của Du Trích. Với việc là sẽ dùng nhiệt độ cao hơn nhiều. Để phân tử kim loại không chỉ nổi lên bề mặt men. Mà còn tan chảy kéo thành một đường dài. Hàng nghìn giọt kim loại siêu nhỏ trượt thành một đường dài chồng lên nhau. Tựa như những cọng lông nhỏ xếp chồng vào nhau như lông thỏ.

Tác dụng của chén thiên mục:

“Chén thiên mục có tác dụng làm cho nước trà mềm hơn, dịu hơn. Chén tenmoku sẽ khử độ cứng của nước và làm cho nước trà thêm phần ngọt ngào.”

– Hoả Biến (biến đổi bởi lửa): Là chén kiến trản có màu nâu đỏ như một ngọn lửa. Màu nâu đỏ là kết quả của hàm lượng oxit sắt rất cao (12-20%) có trong lớp men làm nên Hoả Biến. Màu sắc đậm hay nhạt thì lại tuỳ thuộc vào độ dày của lớp men. Men được tráng mỏng thì hoả biến có màu nâu đỏ nhạt. Men được tráng dày thì Hoả Biến sẽ có màu sẫm hơn. Màu sắc còn phụ thuộc vào nhiệt độ nung và kỹ thuật của nghệ nhân làm gốm nữa.

– Mộc Diếp (lá cây): HayKonoha là dạng chén thiên mục có hình một chiếc lá nguyên vẹn trong lòng chén hay đĩa. Hình chiếc lá của Mộc Diếp có được là khi tráng men người làm gốm sẽ cho thẳng một chiếc là vào.